Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Sinh học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Sinh học. Mời các bạn đón xem:
Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Sinh học (phần 3)
A. 15, 13, 12.
B. 15, 12, 13.
C. 13, 15, 12.
D. 13, 12, 15.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở thể ba là 2n + 1 = 14 + 1 = 15.
Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở thể một là 2n - 1 = 14 - 1 = 13.
Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở thể không là 2n - 2 = 14 - 2 = 12.
Câu 2: Thể truyền thường được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen là
A. động vật nguyên sinh.
B. vi khuẩn E.coli.
C. plasmit hoặc thể thực khuẩn.
D. nấm đơn bào.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Thể truyền thường được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen là plasmit hoặc thể thực khuẩn.
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Xét từng cặp gen:
Vậy tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội (A-B-D-) ở F1 là:
Câu 4: Viết các sơ đồ lai từ P đến F1 trong các trường hợp sau:
P: Aa (hoa đỏ) × aa (hoa trắng)
Trả lời:
P: AA (hoa đỏ) × Aa (hoa đỏ)
P: Hoa đỏ × Hoa đỏ
AA Aa
G: A A, a
F1: 1AA : 1Aa (100% hoa đỏ)
P: Aa (hoa đỏ) × aa (hoa trắng)
P: Hoa đỏ × Hoa trắng
Aa aa
G: A, a a
F1: 1Aa : 1aa (50% hoa đỏ : 50% hoa trắng)
a. Kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Hãy xác định các biến dị tổ hợp ở F2?
c. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ ở F2?
Trả lời:
a. Thân cao, hoa đỏ là tính trạng trội so với thân thấp, hoa trắng → Quy ước: A – thân cao >> a – thân thấp; B – hoa đỏ >> b – hoa trắng.
P: hai cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ và thân thấp, hoa trắng giao phấn → Kiểu gen của P là: AABB × aabb → F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.
F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → Kiểu hình thân thấp, hoa trắng (aabb) ở F2 chiếm tỉ lệ là:
b. F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → F2: 9 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Vậy các biến dị tổ hợp ở F2: thân cao, hoa trắng và thân thấp, hoa đỏ.
c. Để xác định được kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ ở F2, cần cho các cây thân cao, hoa đỏ ở F2 đem lai phân tích. Sau đó, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ.
- AABB × aabb → 100% cao, đỏ.
- AaBB × aabb → 1 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ.
- AABb × aabb → 1cao, đỏ : 1 cao, trắng.
- AaBb × aabb → 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng.
Trả lời:
P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn)
GP: AB, Ab, aB, ab ab
F1:
+ Tỉ lệ kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
A. 56,25%.
B. 6,25%.
C. 37,5%.
D. 0%.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA : 0,5Aa → Tần số alen của quần thể trên là:
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là: p2AA : 2pqAa : q2aa → Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn (aa) của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là: q2aa = 0,252 = 6,25%.
b. Số NST môi trường đã cung cấp cho hợp tử nguyên phân.
Trả lời:
a. Xác định số NST 2 của loài.
1 hợp tử ở một loài tiến hành nguyên phân 4 lần sẽ tạo ra số tế bào con là: 24 = 16.
Tổng số tế bào con có chứa tất cả 1280 NST → 2n × 16 = 1280 → 2n = 80.
b. Số NST môi trường đã cung cấp cho hợp tử nguyên phân:
Câu 9: Trình bày diễn biến cơ bản của giảm phân I.
Trả lời:
Các kì trong giảm phân I |
Diễn biến cơ bản |
Kì đầu I |
- Các NST kép bắt đôi với nhau thành từng cặp tương đồng và dần co xoắn. - Các chromatid của các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo). - Thoi phân bào hình thành, màng nhân và hạch nhân tiêu biến. |
Kì giữa I |
- Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành hai hàng. - Các vi ống được gắn vào một phía tâm động của mỗi NST kép. |
Kì sau I |
- Hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển trên thoi phân bào đi về một cực của tế bào. |
Kì cuối I |
- Các NST kép dần dãn xoắn. - Thoi phân bào tiêu biến. - Màng nhân và hạch nhân xuất hiện tạo thành hai nhân mới. - Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ nhưng ở trạng thái kép. |
Câu 10: Phân biệt máu, nước mô và bạch huyết.
Trả lời:
Phân biệt máu, nước mô và bạch huyết:
- Máu gồm huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), máu được vận chuyển trong hệ mạch máu và không thực hiện trao đổi chất trực tiếp với các tế bào.
- Nước mô là một số thành phần của máu (gồm huyết tương, bạch cầu, tiểu cầu) thẩm thấu qua thành mạch máu, nước mô bao quanh và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.
- Bạch huyết là nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết, bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi đổ về tĩnh mạch và hoà vào máu.
A. 24.
B. 48.
C. 12.
D. 6.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Mỗi tế bào sinh trứng tạo ra 1 trứng. Mà thỏ cái đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ quá trình thụ tinh nhưng chỉ có 50% trứng được thụ tinh → Số trứng được thụ tinh là: 12 × 50% = 6.
- Số hợp tử tạo thành = số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ tinh = 6.
a. Tính số nuclêôtit của mỗi loại còn lại.
b. Tính chiều dài của phân tử ADN (đơn vị bằng Å).
Trả lời:
a. Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
Vậy số nuclêôtit của mỗi loại của gen là: A = T = 400000 và G = X = 200000.
b. Chiều dài của phân tử ADN: 1200000 : 2 × 3,4 = 2040000 Å.
Trả lời:
- P thuần chủng: hạt vàng, trơn lai với hạt xanh, nhăn → F1 thu được 100% hạt vàng, trơn → Hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh, hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn → Quy ước gen: A – hạt vàng >> a – hạt xanh; B – hạt trơn >> b – hạt nhăn.
- P thuần chủng: hạt vàng, trơn lai với hạt xanh, nhăn → Kiểu gen của P: AABB × aabb → Kiểu gen của F1 là: AaBb.
- Cho F1 lai phân tích: AaBb × aabb. Ta có sơ đồ phép lai:
P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn)
GP: AB, Ab, aB, ab ab
F1:
+ Tỉ lệ kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Vậy F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.